Thứ tư, 12/5/2021, 08:24 (GMT+7)

“>
Bản Lý nằm trong thung lũng của xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, được bao bọc bởi những dãy núi hùng vĩ, sông nước xanh tươi. Đa số dân cư là đồng bào dân tộc Thái, địa bàn miền núi hiểm trở, khó đi lại nên đời sống của bà con còn nhiều thiếu thốn.

‘>
Ngày ngày, học sinh phải vượt sông, vượt đồi để đến trường. Tuy nhiên, trường hiện tại cơ sở vật chất đã xuống cấp, lớp học thiếu thốn.

“>
Các kiến trúc sư thuộc 1+1>2 Architects đã cải tạo trường học để đảm bảo sự thoải mái và ứng phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn về chiếu sáng, thông gió cũng như cách âm cho ngôi trường vùng cao có đủ chức năng và không gian học tập.

“>
Trường học được chia thành hai khu: trường mẫu giáo và trường tiểu học. Để tiết kiệm chi phí, khối nhà hiện hữu được cải tạo hiệu quả bằng cách kết nối với tòa nhà mới thành một tổng thể, đan xen bởi các khoảng trống, khoảng sân, sân chơi.

‘>
Trường tiểu học và trường mẫu giáo có lối vào và sân chơi riêng biệt. Các khối chức năng được bố trí theo hướng Bắc – Nam để tránh bức xạ mặt trời từ phía Đông và Tây. Các hình khối lập phương của các lớp học liên kết với các sảnh và sân trong, mở ra khung cảnh sân trường đẹp như tranh vẽ, tạo không gian cho sân chơi, thể thao và các hoạt động ngoài trời khác.

“>
Ngôn ngữ thiết kế phù hợp với kiến trúc địa phương, cân đối nhưng vẫn nổi bật so với bối cảnh. Kiến trúc đơn giản và mạch lạc kết hợp với các chi tiết điểm nhấn như cửa ra vào nhiều màu sắc, tường gạch tạo không gian thú vị và thân thiện cho trẻ.

“>
Kết cấu thép nhẹ và mái kim loại cách nhiệt màu xanh, đỏ tô điểm thêm màu sắc cho ngôi trường. Khi đi trên con đường nhỏ bên kia sông, trường Bản Lý thật sinh động để nhận ra từ xa.

‘>
Để giảm lượng khí thải carbon và cải thiện khả năng cách nhiệt, gạch đất đã được nung từ phần đất đào móng.

“>
Vật liệu này cho phép khí hậu trong nhà cân bằng giúp các lớp học mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.



“>
Với hy vọng biến trường học thành nơi yêu thích của các em nhỏ, khuyến khích sự hứng thú trong học tập và sáng tạo, khu vực chào cờ trở thành tâm điểm bởi những đường mái nhấp nhô, sơn màu miền núi, tượng trưng cho hành trình hàng ngày rong ruổi lên đồi, xuống dốc để đến lớp của các em học sinh.
